Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa, điều trị tinh hoàn ẩn

Chỉ có một cách duy nhất là thai phụ nên cẩn thận, khám thai định kỳ, ăn uống và vận động khoa học trong thời gian mang thai để tránh các nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.
là bệnh gì?

Bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng xuống bìu theo quy luật tự nhiên, mà dừng lại ở một vị trí nào đó như ổ bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn hoặc lỗ bẹn nông,…trên đường nó di chuyển. Khi trẻ sinh ra, sẽ chỉ có một bên tinh hoàn hoặc không có tinh hoàn nào nằm trong bìu. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu cân.
Nguyên nhân gây tình trạng tinh hoàn ẩn

Suy tuyến yên: Làm thiếu Gonadotropin, từ đó gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ.
Rối loạn tổng hợp testosteron: Khiến cho tinh hoàn phát triển không bình thường.
Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen.
Khi mang thai, người mẹ sử dụng những loại thuốc chứa nhiều Estrogen hoặc kháng Androgen.
Dây chằng tinh hoàn – bìu phát triển bất thường hoặc cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn.
Tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa, điều trị tinh hoàn ẩn

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tinh hoàn ẩn

– Tinh hoàn ẩn có thể sảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên. Thông thường có thể kiểm tra bằng mắt thường khi thấy 2 bên bìu không cân xứng (nếu chỉ có 1 bên) hoặc bìu nhỏ, xẹp và nhão (nếu không có cả hai bên).

– Khi kiểm tra bằng tay thấy không có đủ tinh hoàn ở trong bìu. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở trong ống bẹn.

– Đặc biệt, có trường hợp tinh hoàn có thể chạy lung tung, lúc thì ở trong bìu, lúc thì ở trong ống bẹn. Trường hợp này có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón ta di chuyển tinh hoàn xuống bìu, khi thả tay ra mà thấy tinh hoàn chạy lên ống bẹn thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.

Biến chứng của tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn là nơi sản xuất ra tinh trùng, do đó nếu tinh hoàn đi lạc và không được phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách thì nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là ung thư tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn rất là cao.
Cách phòng và điều trị tinh hoàn ẩn

Hiện nay, chưa có cách nào để phòng tránh bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ em nam. Chỉ có một cách duy nhất là thai phụ nên cẩn thận, khám thai định kỳ, ăn uống và vận động khoa học trong thời gian mang thai để tránh các nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc kháng androgen.
Khi phát hiện trẻ bị mắc chứng tinh hoàn ẩn, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng bệnh, vị trí tinh hoàn đi lạc, tình hình sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *